Nhiều người cứ nghĩ giảm béo là do cơ thể họ quá cỡ, thiếu tự tin về vóc dáng của mình. Nhưng Béo phì và thừa cân có thể khiến cho sức khỏe gặp những rắc rối lớn. Nó kéo theo hàng loạt những tác hại và bệnh tật, đây là vấn đề lo lắng của rất nhiều người nhất là trong một xã hội phát triển như ngày nay.

Béo phì ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Béo phì, thừa cân giờ đây đã trở thành một căn bệnh chứ không đơn giản chỉ là vóc dáng xấu

1. Nguy cơ bị tiểu đường cao

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng lượng insulin để làm giảm đường huyết ở người béo phì thấp hơn người bình thường và đó chính là nguyên nhân tại sao người bị tiểu đường phần lớn là người béo phì.

2. Tăng huyết áp

Huyết áp ở những người béo phì rất dễ tăng, nếu đột ngột tăng hàm lượng cholesterol sẽ rất nguy hiểm.

3. Các bệnh về tim

Mỡ bọc lấy tim là tình trạng rất dễ xảy ra ở những người béo phì ở cấp độ cao, dẫn đến tim khó co bóp. Mỡ cũng làm hẹp mạch vành, cản trở lượng máu vận chuyển đến nuôi tim, gây nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm.

4. Rối loạn lipid máu

Béo phì làm tăng nồng độ triglycerid và LDL-cholesterol, làm giảm nồng độ HDL-cholesterol trong máu. Người béo bụng dễ bị rối loạn lipid máu gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe.

5. Tăng khả năng đột quỵ

Khả năng dẫn đến đột quỵ ở người béo phì cũng cao hơn nhiều lần người binh thường. Người có BMI lớn hơn 30 dễ bị tử vong do bệnh tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch. Những người béo phì mức độ thấp cũng phải cẩn trọng nếu có thêm các yếu tố nguy cơ khác (tiểu đường type 2, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu) thì nguy cơ đột quỵ vẫn có thể xảy ra.

6. Các bệnh về đường tiêu hoá

Người béo phì dễ bị bệnh túi mật, có bất thường về gan, suy giảm chức năng gan, tăng khả năng gan nhiễm mỡ, ruột nhiễm mỡ, nhu động ruột giảm (gây đầy hơi, táo bón); hệ mạch ở ruột bị cản trở, gây trĩ tóm lại là khi béo phì thì chức năng hệ tiêu hóa sẽ giảm đi đáng

7. Tăng nguy cơ ung thư

Nam giới béo phì dễ dẫn đến ung thư đại trực tràng, còn nữ giới dễ bị ung thư đường mật, vú, tử cung, buồng trứng. Giảm cân chính là một cách để giảm các căn bệnh nguy hiểm này.

8. Tăng viêm xương khớp

Những người béo phì thì khung xương phải chịu áp lực quá tải, một sức nặng của khối lượng cơ thể dễ dẫn đến đau nhức hay giảm chất lượng xương. Lượng axit uric ở người béo tăng, dễ gây bệnh gút. 

9. Giảm khả năng sinh sản

Do mô mỡ làm rối loạn buồng trứng, hàng tháng trứng không lớn lên và chín rụng được, cũng như chất lượng trứng kém, hay rối loạn kinh nguyệt. Nếu lượng mỡ quá nhiều có thể sẽ lấp kín buồng trứng và gây vô kinh. Đặc biệt béo phì cũng dễ gây hội chứng đa u nang, rất khó thụ tinh, hoặc mang thai thì cũng rất dễ sẩy thai.

10. Giảm chức năng hô hấp

Béo phì dẫn đến lượng mỡ tích tụ nhiều ở cơ hoành, làm cơ hoành kém đàn hồi và uyển chuyển, đồng thời sự thông khí giảm, gây khó thở, khiến não thiếu ôxy để hoạt động. Những người béo phì ở cấp độ cao hay béo bụng và có cổ quá bự dễ dần đến tình trạng ngừng thở khi ngủ hay quên hô hấp rất nguy hiểm.

11. Mất thoải mái trong cuộc sống

Người béo phì thường có cảm giác bửu bối khó chịu về mùa hè do lớp mỡ dày đã trở thành như một hệ thống cách nhiệt. Người béo phì cũng thường xuyên cảm thấy mệt mỏi chung toàn thân, hay nhức đầu tê buốt ở hai chân làm cho cuộc sống thiếu thoải mái.

12. Giảm hiệu suất lao động

Người béo phì làm việc chóng mệt nhất là ở môi trường nóng. Mặt khác do khối lượng cơ thể quá nạng nề nên để hoàn thành một động tác, một công việc trong lao động, người béo phì mất nhiều thì giờ hơn và mất nhiều công sức hơn. Hậu quả là hiệu suất lao động giảm rõ rệt so với người thường.

13. Kém lanh lợi

Người béo phì thường phản ứng chậm chạp hơn người bình thường trong sinh hoạt cũng như trong lao động. Hậu quả là rất dễ bị tai nạn xe cộ cũng như tai nạn lao động.
Như vậy là bạn đã hiểu được béo phì, thừa cân không chỉ ảnh hương đến vóc dáng mà còn ảnh hường trầm trọng đến sức khỏe. Do đó bạn hãy có chiến lược ăn kiêng thật thông minh để nhanh chóng lấy lại được một cơ thể cân đối và khỏe mạnh.

<Nguồn: Sưu tầm>

Công Ty TNHH MTV TM DV #Hoa_Thiên_Thảo chuyên phân phối #kem_dưỡng_trắng_da_toàn_thân_Hàn_Quốc
Địa chỉ: Tầng 11, Tòa nhà Thiên Nam, số 111-121 Ngô Gia Tự, Phường 2, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Phone: 0908367738
Mail hoathienthao111@gmail.com
#Hoa_Thiên_Thảo
#kem_dưỡng_trắng_da_toàn_thân_Hàn_Quốc
#kem_kiểm_soát_nhờn
#kem_trắng_da_trị_nám
#chăm_sóc_da
Sự xuất hiện bất bợt cũng những đốm mụn khiến bạn gái không khỏi quay cuống tìm mọi cách “tống khứ” chúng. Vậy bạn đã biết nguyên nhân nào khiến da mình trở nên xấu xí do mụn? Tất cả thắc mắc sẽ được giải đáp sau đây:

Mụn hình thành do đâu?

Mụn không xuất hiện chỉ vì một nguyên nhân riêng rẽ nào. Có hai tác nhân chính gây nên mụn là nội tiết tố (hormone) và vi khuẩn ở nang lông (P. ance)

- Nguyên nhân do nội tiết tố:

Sự xáo trộn hormon trong thời kỳ dậy thì, hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Kích thích các tuyến nhờn trên da phát triển mạnh, làm cho da trở nên nhờn, lỗ chân lông bị bịt kín và gây nên mụn. Ngoài ra, một vài năm trước mãn kinh, một số chị ở tuổi tứ tuần, ngũ tuần có thể bị mụn lại do lượng hormone thay đổi bất thường.

- Nguyên do vi khuẩn ở nang lông:

Thông thường, vi khuẩn ơt nang lông (P. ance) không gây hại. Tuy nhiên, khi có quá nhiều chất nhờn và lỗ chân lông bị bít kín sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn này sinh sôi nảy nở, gây viêm nhiễm dẫn đến hình thành mụn mủ và nặng hơn là mụn bọc.

Các nguyên nhân gây ra mụn

- Sự mất cân bằng hormone (hooc-môn) khiến cơ thể sản xuất quá nhiều chất dầu, gây tắc nghẽn tại lỗ chân lông.
- Sự tích tụ độc tố trong cơ thể: Khi ruột và gan không thể lọc hết chất độc đến từ thực phẩm, lượng chất độc dư ra sẽ được bài tiết qua phổi và da.
- Thiếu chất dinh dưỡng: Sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất làm giảm độ hấp thụ năng lượng, nóng trong người và sinh ra mụn
- Stress: Những căng thẳng kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone dẫn đến mụn.
- Thiếu ngủ và mất ngủ: Khi chúng ta chìm vào trong giấc ngủ là thời gian cơ thể giải phóng các độc tố nên giấc ngủ rất cần thiết cho làn da của bạn.


- Di truyền: Đây là yếu tố không thể thay đổi được. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng nếu chỉ riêng yếu tố di truyền thôi thì chưa đủ để gây nên mụn mà cũng cần sự tác động của các yếu tố khác nữa.
- Môi trường ô nhiễm, khói bụi độc hại nhiều, thời tiết nóng ẩm:  khiến cho bề mặt da dễ nổi mụn dị ứng.
- Sử dụng chất kích thích: Thường xuyên sử dụng các đồ ăn uống có chất kích thích như cà phê, rượu, thuốc lá, đồ cay cũng làm mụn phát triển nhanh chóng
- Sử dụng mỹ phẩm: Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp và chất lượng không đảm bảo cũng sẽ làm cho da bị kích ứng và sinh ra mụn. Đặc biệt là các sản phẩm làm trắng da, khiến da mỏng, yếu đi, vì thế mà gây mụn “phản vệ” trên da.


- Da mặt quá khô: Nhiều người cho rằng làm cho da khô là biên pháp để tránh mụn tối đa. Nhưng đó là một quan niệm thật sai lầm. Lấy hết dầu ra khỏi da bạn là cách nhanh nhất để gây kích ứng da. Làm khô da thực chất sẽ khiến da sản xuất ra nhiều dầu hơn. Da tự nhiên sẽ cố gắng tự điều chỉnh, nếu chúng cảm thấy khô, chúng sẽ cố cân bằng lại bằng cách bù đắp lại lượng dầu đã mất.

- Lười biếng: Sau một ngày dài làm việc mệt mỏi, hoặc trước một ngày bận rộn khủng khiếp, bạn thường bỏ qua một vài bước chăm sóc da cần thiết. Việc này là hoàn toàn sai lầm và không nên, chúng có thể khiến mọi công sức chăm sóc da của bạn từ trước đến giờ “công cốc”. Tốt nhất, bạn hãy cố gắng chăm sóc da hàng ngày, luôn tẩy trang, rửa mặt và dưỡng ẩm, thoa kem trị mụn trước khi đi ngủ. Đó là cách tốt nhất để làn da của bạn luôn giữ được sự mịn màng và khỏe mạnh.


- Nặn mụn: Để thoát khỏi nỗi ám ảnh về mụn, nhiều người chọn cách nặn mụn. Nhưng bạn có biết, bằng cách làm đó, bạn đã góp phần khiến da bạn tổn thương sâu hơn vào bên trong và mụn lây lan ra nhiều hơn.  Do đó, dù có đang khó chịu bởi những nốt mụn như thế nào, hãy sử dụng các biện pháp trị mụn khoa học khác thay vì chọc tay lên mặt và nặn mụn.

- Do chăn gối, khan mặt không sạch: Bạn có biết rằng gối là nơi bạn tiếp xúc da mặt nhiều nhất trong một ngày? Vì vậy, nếu muốn da đẹp thì điều đầu tiên bạn phải nghĩ đến đó là giữ gìn sạch sẽ chăn gối của mình.
<Nguồn: Sưu tầm>

Công Ty TNHH MTV TM DV #Hoa_Thiên_Thảo chuyên phân phối #kem_dưỡng_trắng_da_toàn_thân_Hàn_Quốc
Địa chỉ: Tầng 11, Tòa nhà Thiên Nam, số 111-121 Ngô Gia Tự, Phường 2, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Phone: 0908367738
Mail hoathienthao111@gmail.com
#Hoa_Thiên_Thảo
#kem_dưỡng_trắng_da_toàn_thân_Hàn_Quốc
#kem_kiểm_soát_nhờn
#kem_trắng_da_trị_nám

#chăm_sóc_da
Mái tóc óng mượt ngày nào giờ bỗng chốc rụng như lá mùa thu khiến không ít chị em hoang mang và lo lắng. Phải làm sao khi rụng tóc đang trở thành hiện tượng phổ biến hiện nay nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân rụng tóc là gì. Vậy nguyên nhân thực sự là gì. Cùng Thảo tìm hiểu nhé
 

1. Căng thẳng về thể chất

Bất kỳ loại chấn thương cơ phẫu thuật, một tai nạn, hay một bệnh nặng, thậm chí là bệnh cúm cũng có thể gây ra rụng tóc tạm thời. Các chấn thương này có thể sản sinh ra telogen effluvium – một chất gây nên rụng tóc. Tóc có vòng đời tuần hoàn qua 3 giai đoạn: tăng trưởng, nghỉ ngơi, và rụng.
Căng thẳng sẽ gây ra rối loạn chu kỳ tóc, khiến có nhiều tóc hơn bị rơi vào giai đoạn rụng, bác sỹ Marc Glashofer, một bác sỹ da liễu tại thành phố New York nói. Rụng tóc thường xuất hiện từ 3 đến 6 tháng sau khi chấn thương.
Nên tạo cho mình tâm lý vui vẻ, giải tỏa stress.

2. Do thừa vitamin A

Lạm dụng vitamin A chứa trong các dược phẩm có thể gây rụng tóc. Theo quy định của Học viện Da liễu Mỹ, lương vitamin A hằng ngày vào khoảng 5000 IU cho người lớn và trẻ em trên 4 tuổi.
Nếu lượng vitamin A vào cơ thể quá nhiều sẽ khiến cơ thể không hấp thụ và xử lý hết, dẫn đến rối loạn hoạt động trao đổi chất và gây ra tác dụng phụ là rụng tóc.
Nếu đây là nguyên nhân gây rụng thì hãy ngừng sử dụng vitamin A, tóc bạn sẽ mọc trở lại.

3. Thiếu protein

Nếu trong bữa ăn của bạn không có đủ vitamin A, cơ thể bạn sẽ không đủ protein để nuôi tóc, theo Học viện Da liễu Mỹ. Bạn sẽ bị rụng tóc khoảng 2- 3 tháng sau khi giảm lượng protein trong khẩu phần ăn.
Có rất nhiều nguồn protein tuyệt vời cho bạn, bao gồm cá, thịt và trứng. Nếu bạn không ăn thịt và sản phẩm động vật, hãy tìm những nguồn protein chay.

4. Yếu tố di truyền

Chứng rụng tóc ở nữ được gọi là androgen – phiên bản nữ của chứng hói đầu. Nếu bạn được sinh ra từ một gia đình có những người phụ nữ bị hói đầu ở một độ tuổi nhất định, bạn có nguy cơ cũng bị hói như thế, tiến sỹ Glashofer nói.
Bạn có thể dùng kem bôi hoặc thuốc uống để duy trì tóc của mình.

5. Thay đổi hormone

Cũng như sự thay đổi hormone trong thai kỳ có thể gây ra rụng tóc, vì vậy khi xuất hiện rụng tóc, hãy thay đổi hoặc ngừng sử dụng thuốc tránh thai. Thay đổi hormone kích thích cơ thể tiết ra telogen effluvium gây rụng tóc.
Bạn cũng có thể bị rụng tóc nếu trong gia đình bạn cũng đang phải đối mặt với vấn đề này. Sự thay đổi trong cân bằng nội tiết tố xảy ra ở thời kỳ tiền mãn kinh cũng gây nên vấn đề tương tự. Các nội tiết tố androgen ( nội tiết tố nam) ở da đầu sẽ hoạt động – bác sĩ Mark Hammonds – một bác sỹ da liễu ở Scott & White Clinic tại Round Rock, Texas lý giải. Lúc này, các nang lông sẽ thu hẹp lại và sau đó bạn sẽ bị rụng tóc nhiều hơn.
Nếu thuốc tránh thai bạn đang sử dụng gây nên rụng tóc thì hãy nói chuyện với bác sĩ để có một loại thuốc tốt hơn.

6. Suy giảm tuyến giáp

Suy giảm tuyến giáp là thuật ngữ chỉ một tuyến giáp không khỏe mạnh. Tuyến giáp nhỏ nằm ở cổ giúp bạn sản xuất hormone quan trọng trao đổi chất, tăng trưởng và phát triển. Khi cơ thể không được cung cấp đủ hormone, sự trao đổi chất trong cơ thể bị cản trở và hậu quả là bạn rất dễ bị rụng tóc.
Bạn nên dùng dược phẩm hỗ trợ tuyến giáp để giúp giải quyết vấn đề này. Khi tuyến giáp của bạn trở lại hoạt động bình thường, tóc bạn sẽ mọc trở lại.

7. Rối loạn hệ miễn dịch

Khi hệ miễn dịch trong cơ thể bị rối loạn (ví dụ như miễn dịch hoạt động quá mức) thì cơ thể có thể bị nhầm lẫn và cho rằng tóc là yếu tố “ngoại xâm” và cần được loại bỏ. Chính vì vậy, sự đào thải tóc diễn ra thường xuyên hơn, gây ra tình trạng rụng tóc.
Bạn nên đi khám để biết tình trạng sức khỏe của mình và được bác sĩ điều trị, ngừa rụng tóc.

8. Bệnh lao da

Giống như các bệnh tự miễn khác, bênh lao da có thể gây rụng tóc. Hệ tự miễn của cơ thể đã có nhầm lần, các tế bào miễn dịch đã tấn công tóc. Thật không may, tóc rụng trong trường hợp này sẽ không mọc trở lại.
Nếu tóc rụng ít, bạn nên thử một kiểu tóc mới để ngụy trang, tóc ngắn thì sẽ khỏe hơn tóc dài, vì vậy, hãy cắt ngắn tóc để trông khá hơn.

9. Giảm cân quá nhiều

Giảm cân đột ngột là một dạng chấn thương vật lý dẫn đến tóc mỏng. Việc ăn uống thiếu hụt vitamin và khoáng chất có thể dẫn đến rụng tóc. Rụng tóc cùng với giảm cân có thể là dấu hiệu của việc rối loạn ăn uống như chán ăn, hoặc ăn quá nhiều.
Giảm cân đột ngột có thể gây sốc cho cơ thể bạn và bạn phải mất 6 tháng để cơ thể cũng như tóc của bạn kịp thích nghi và phục hồi.

10. Hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buống trứng đa nang là sự mất cân bằng hormone giới tính nam và nữ. Sự dư thừa nội tiết tố androgen có thể dẫn đến u nang buồng trứng, tăng cân, tăng nguy cơ bị tiểu đường, rối loạn kinh nguyệt, vô sinh cũng như làm tóc mỏng đi. Sự tăng vọt của hooc mon nam có thể làm xuất hiện nhiều lông hơn trên mặt và cơ thể bạn.
Điều trị hội chứng buồng trứng đa nang giúp cân bằng nội tiết tố và đảo ngược một số rối loạn. Phương pháp điều trị bao gồm chế độ ăn uống, tập thể dục, thuốc tránh thai cũng như sự các liệu pháp cụ thể để tránh khả năng bị vô sinh hoặc nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

11. Nguồn nước không sạch

Nước bị ô nhiễm, bị phèn cũng là một trong các nguyên nhân gây rụng tóc. Do nguồn nước, nên dù bạn có thay đổi đủ loại dầu gội tóc vẫn rụng, cách tốt nhất là lắp thêm các thiết bị xử lý giúp nguồn nước sinh hoạt không bị ô nhiễm, hoặc có thể lắng vôi, lắng cát để nước "sạch hơn".

12. Chế độ ăn uống mất cân bằng

Chế độ ăn uống cân bằng là nền tảng để tóc khỏe. Bạn cần ăn uống đủ chất, có chế độ hồi phục cho tóc với đầy đủ các vitamin và khoáng chất để giúp cho cấu tạo lớp sừng của tóc... Nên thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng mỗi ngày bằng cách cân bằng lượng thực phẩm để cơ thể hấp thu đầy đủ dưỡng chất.

13. Rụng tóc do ít gội đầu hoặc gội quá nhiều

ô nhiễm môi trường, nắng gió bụi và nóng làm mồ hôi tiết ra nhiều. Với thói quen 2 hoặc 3 ngày gội đầu một lần theo những chỉ dẫn lý thuyết sẽ trở nên không phù hợp, tóc dễ rụng vì da đầu bị bưng bít, không thở, mồ hôi nhiều làm chân tóc mềm dễ rụng hơn. Nhưng nếu gội quá thường xuyên, da đầu và tóc không được cân bằng độ ẩm, bị tẩy rửa quá mạnh, cũng làm tóc dễ giòn, rụng. Hãy gội đầu ngay khi bạn cảm thấy tóc "không sạch".

14. Rụng tóc do cơ thể đang yếu

Thường thì mỗi ngày tóc có thể rụng đến 100 sợi và tóc khác mọc lại. Khi mang thai do thay đổi nội tiết tố tóc có thể rụng nhìêu hơn. Sau một trận đau ốm nặng, cơ thể bị yếu tóc cũng dễ gãy, rụng. Khi đó cần dùng thêm các sản phẩm kích thích da đầu chống rụng tóc.

15. Tóc rụng do rối loạn tâm lý, căng thẳng

Ban đêm là giai đoạn nghỉ ngơi, phục hồi của cơ thể và trí não. Khi bạn mất ngủ vì stress, căng thẳng não không được nghỉ ngơi, các tế bào không được phục hồi sẽ gây tác hại đến các tế bào gây rũng tóc. Khi bị mất ngủ, bạn nên dùng thuốc giảm căng thẳng hoặc tập luyện theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngủ đủ 8 tiếng một ngày giúp cơ thể mạnh khỏe, tóc cũng đẹp hơn.

16. Lạm dụng hóa mỹ phẩm

Các loại thuốc uốn, duỗi, nhuộm hoặc sấy hơi nóng thường xuyên làm tóc khô, giòn, xơ và dễ gãy, rụng. Cách tốt nhất chăm sóc tóc với mỹ phẩm có chọn lọc, không lạm dụng các tác động làm đẹp tóc từ bên ngoài theo bất cứ lời khuyên nào.

17. Rụng tóc do thiếu kiên nhẫn

Bạn gội đầu và chăm sóc tóc với đủ các hoá chất. Nhưng vì khôngcó thời gian hoặc do bận rộn bạn chỉ kịp xả qua loa lớp dầu gội, dầu xả trong nước mà quên rằng chỉ cần một chút chất thơm, chất tẩy còn sót lại trên da đầu cũng có thể làm tóc rụng. Trường hợp này khắc phục rất dễ dàng với việc gội và xả thật nhiều nước.

18. Rụng tóc vì thuốc

Do tác dụng xạ trị hoặc do bạn dùng một loại thuốc chữa bệnh nào đó hoặc tự ý uống thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể làm tóc rụng. Trường hợp này tóc vẫn có thể mọc lại, nhưng cần mát xa da đầu thường xuyên kích thích tóc mọc. Khi tóc con nhú lên cần chăm sóc tóc kỹ lưỡng.

19. Rụng tóc do dụng cụ làm đẹp

Có thể bạn rất bất ngờ khi biết rằng chiếc dây nơ, hoặc chiếc cột tóc bạn đang thích gây rụng tóc vì sự siết bó quá chặt làm tóc bị căng kéo thường xuyên; dưới ảnh hưởng của nắng nóng mồ hôi ra nhiều nhưng da đầu không được thông thoáng, mà lúc nào cũng bị nón và băng đô bưng bít làm chân tóc bị yếu dần gây rụng tóc. Chỉ cần làm cho tóc và da đầu được "thở" trong không khí sạch là tóc sẽ phục hồi dần dần trở lại.
<Nguồn: Sưu tầm>
 

Công Ty TNHH MTV TM DV #Hoa_Thiên_Thảo chuyên phân phối #kem_dưỡng_trắng_da_toàn_thân_Hàn_Quốc
Địa chỉ: Tầng 11, Tòa nhà Thiên Nam, số 111-121 Ngô Gia Tự, Phường 2, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Phone: 0908367738
Mail hoathienthao111@gmail.com
#Hoa_Thiên_Thảo
#kem_dưỡng_trắng_da_toàn_thân_Hàn_Quốc
#kem_kiểm_soát_nhờn
#kem_trắng_da_trị_nám

#chăm_sóc_da