Mụn nhọt phát sinh do xâm nhập của vi khuẩn vào nang lông.


Mụn là hiện tượng nang lông bị viêm nhiễm do sự xâm lấn của vi khuẩn. Bình thường, trên khắp bề mặt da chúng ta đều đã có sẵn vi khuẩn (từ không khí, môi trường, vật tiếp xúc…), khi vi khuẩn xâm nhập được vào trong sẽ gây viêm nang lông, xử lý không đúng cách sẽ khiến tình trạng nghiêm trọng hơn. 
Lỗ chân lông bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm, sưng đỏ thành mụn nhọt
Những tác nhân khiến mụn nhọt phát sinh:

  • -          Chế độ ăn uống ít chất xơ, ít nước lọc để thải độc gan khiến gan, thận quá tải, tích lũy nhiều chất độc khiến cơ thể phải đẩy độc tố qua bề mặt da, gây mụn nhọt
  • -          Tương tự, thức khuya, hút thuốc, tâm trạng căng thẳng, stress cũng khiến da dễ mọc mụn nhọt, xỉn màu da
  • -          Do thời tiết. Trời nóng cơ thể đổ mồ hôi, cùng với da chết trên da không được lấy sạch sẽ bết lại lỗ chân lông tạo điều kiện lý tưởng để vi khuẩn sản sinh.
  • -          Người suy giảm chức năng gan thận, người dùng nhiều thuốc tây, thuốc kháng sinh… khiến gan quá tải. tống khứ độc qua da gây mụn nhọt.
  • -          Da bị tổn thương nhưng vệ sinh không sạch sẽ (cạo râu, trầy xước,…)

 Xử lý khi bị mụn nhọt:

Mụn nhọt phát sinh mọi nơi trên thân thể, kể cả trong lỗ tai, cổ, mí mắt, tay chân,… Ở những vùng da nhạy cảm, nguy hiểm người bệnh càng không nên hoảng loạn mà cần vệ sinh vết mụn sạch sẽ. Chườm khăn ấm lên vết mụn nhẹ nhàng, có thể cho thêm tinh dầu trà, lavender hoặc nước trà, dùng khăn chườm lên vết mụn nhẹ nhàng.
Nếu mụn nhọt mọc ở những vị trí nhạy cảm, nguy hiểm người bệnh cần gặp bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp, kịp thời
Đa số các mụn nhọt có thể tự lành trong khoảng 10 ngày nếu cơ thể có sức đề kháng tốt. Trong trường hợp đau nhức, có thể chườm khăn lạnh 20 – 30 phút/ngày để giảm xưng. Lưu ý nhẹ nhàng, tránh vỡ vết mụn khiến các vùng xung quanh nhiễm khuẩn. Ngoài ra, tuyệt đối không nặn mụn nhọt khi đang tấy đỏ. Có thể dùng thuốc aspirin nghiền nhỏ, hòa với nước rồi thoa lên vết mụn và vùng viêm đỏ.

Tiếp tục theo dõi diễn biến vết mụn, nếu trong 2 tuần vẫn không khá hơn thì nên gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp, ngừa nguy cơ nhiễm trùng, viêm tế bào gây biến chứng nặng hơn

Để biết thêm các loại mụn khác dễ mắc phải trên mặt, bạn có thể tham khảo thêm bài viết Các loại mụn thường gặp!


Tagged:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét